Home > Tin Công nghệ khác > Những điều cần biết khi mua Laptop Workstation

Những điều cần biết khi mua Laptop Workstation

Nếu như bạn đang cần tìm mua một chiếc laptop workstation cũ thì nhất định không thể bỏ qua bài viết này. Bởi macstores.vn sẽ giúp bạn hiểu chi tiết nhất về dòng máy trạm di động cũng như những hãng sản xuất nổi tiếng nhất hiện nay.

Laptop workstation là gì?

Workstation được hiểu là một chiếc máy tính có hiệu suất làm việc cực cao và chuyên được dùng để xử lý các công việc chuyên ngành.
Chiếc máy tính workstation đầu tiên trên thế giới được tạo ra vào năm 1960 với tên gọi IBM 1620 do hãng IBM sản xuất.
Và theo cách hiểu cơ bản thì laptop workstation là từ dùng để chỉ một chiếc máy tính cá nhân có khả năng di chuyển linh hoạt với trọng lượng nhẹ và cấu hình cao. Hay chúng còn được biết đến là máy trạm di động cấu hình cao.

Tùy vào khu vực cũng như quốc gia mà chúng có tên gọi khác nhau như: laptop workstation, Mobile workstation hoặc workstation notebooks.

Nhìn chung, laptop workstation có thể hiểu là một chiếc máy trạm di động nhỏ gọn cùng cấu hình cao. Chúng chuyên được dùng cho việc xử lý các tác vụ đòi hỏi tốc độ xử lý nhanh, phức tạp mà những chiếc laptop thông thường khác khó có thể đáp ứng được.

Những ưu điểm của dòng sản phẩm Laptop workstation

Cấu hình và hiệu năng

Nhắc đến ưu điểm thì điểm đầu tiên phải nhắc đến ở dòng máy trạm chính là cấu hình và hiệu năng. Đây cũng là điểm phân biệt dễ nhận thấy nhất giữa máy tính trạm và laptop thông thường. Sở hữu một chiếc laptop workstation, người dùng có thể yên tâm xử lý các công việc chuyên nghiệp như thiết kế 3D, lập trình hay xử lý hình ảnh, video một cách mượt mà, nhanh chóng mà không cần phải lo bị gián đoạn do không đủ hiệu năng.

Cấu hình của máy trạm di động đều luôn được trang bị bởi những linh kiện mới nhất và mạnh nhất ở thời điểm đó. Tất cả đều đảm bảo rằng đem đến cho người dùng một sản phẩm có cấu hình mạnh mẽ nhất.

Thiết kế chắc chắn chuyên nghiệp

Laptop workstation luôn được các nhà sản xuất tập trung đến sự chắc chắn trong thiết kế. Chúng được bảo vệ bởi bộ khung và lớp vỏ có khả năng chịu lực giúp đảm bảo chống chịu được những tác động khắc nghiệt từ môi trường.

Các dòng laptop workstation trước khi đưa ra thị trường đều đã trải qua một quy trình kiểm tra theo đúng tiêu chuẩn quân sự mỹ rất khắc nghiệt. Tất cả đều đảm bảo chúng có khả năng hoạt động bền bỉ và không chịu ảnh hưởng từ môi trường.

Việc lắp ráp của các linh kiện trên laptop workstation cũng tương tự như các sản phẩm máy tính để bản. Nhờ vậy mà việc nâng cấp cũng trở nên dễ dàng hơn.

Các thành phần đáng chú ý trên Laptop workstation

Bộ vi xử lý – CPU

Do laptop workstation là dòng máy tính đòi hỏi xử lý nhanh và nhiều. Bởi vậy nên mà CPU của chúng hầu như đều sử dụng bộ vi xử lý Intel Core i7, Intel Xeon. Ngoài ra cũng có máy được trang bị AMD. Tuy nhiên con số này khá ít bởi vậy nên chúng ta sẽ không đề cập đến trong bài viết này.

Tuy nhiên, do nhiều người dùng cũng có nhu cầu sử dụng sản phẩm laptop workstation với mức giá phải chăng nên cũng nhiều hãng đưa ra các bản có sử dụng cấu hình với bộ vi xử lý thấp hơn là Intel Core i5. Mặc dù vậy, chúng vẫn được đánh giá là những mẫu laptop chuẩn workstation.

Ưu điểm trong bộ vi xử lý cao cấp chính là khả năng xử lý đa luồng cùng bộ nhớ đệm cao và tốc độ xung nhịp nhanh. Bởi vậy mà độ trễ trong làm việc của những chiếc laptop workstation đều giảm xuống mức tối đa.

Bộ nhớ RAM

Ở các dòng laptop workstation, người dùng sẽ được trải nghiệm một bộ nhớ với dung lượng nhiều hơn và tốc độ nhanh hơn so với bất kỳ dòng laptop thông thường nào. Hầu như các dòng máy trạm di động đều được trang bị một bộ nhớ với RAM thấp nhất là 8GB cùng tốc độ xung luôn cao nhất và khả năng nâng cấp tối đa gấp 2, 3 lần so với laptop thường.

Ngoài ra, chúng còn có khả năng ECC RAM đã được tích hợp giúp khắc phục 99.99% các lỗi về bộ nhớ. Nhờ vậy mà máy có thể hoạt động một cách mượt mà và bạn không cần lo chúng sẽ gặp phải bất kỳ rắc rối nào trong một thời gian dài sử dụng.

Bộ xử lý đồ họa

So với các dòng ultra laptop thì card đồ họa ở laptop workstation sẽ không giống. Bởi hầu hết chúng đều được trang bị card đồ họa chuyên nghiệp dùng cho thiết kế đồ họa và dược tối ưu để có thể đạt hiệu suất cao nhất mỗi khi làm việc.

Trong giới sản xuất card đồ họa hiện nay thì một số cái tên vô cùng nổi tiếng không thể không nhắc tới là: Nvidia với dòng sản phẩm Nvidia Quadro và AMD với dòng sản phẩm AMD Firepro. Và tất nhiên đi cùng với chất lượng thì giá của chúng cũng không hề rẻ. Thậm chí có loại giá bán lên tới 100 triệu đồng.

Ổ cứng

Nhanh và an toàn là những gì mà người ta nghĩ đến khi nói về ổ cứng của laptop workstation. Và hầu hết chúng đều được tích hợp ổ cứng ở tốc độ cao nhất. Điều này cho phép máy truy xuất ứng dụng với độ trễ thấp nhất.

Đọc thêm  Giá Lenovo Thinkpad P1 chính hãng là bao nhiêu và có nên mua không?

Một chiếc ổ cứng HDD có tốc độ vòng quay 7200 bộ nhớ đệm vẫn rất khó để có thể làm việc nhanh được bằng một chiếc ổ cứng thể rắn SSD với tốc độ đạt gấp 5 lần. Hay thậm chí với chuẩn kết nối như hiện nay thì những chiếc SSD có thể nhanh gấp 20 lần so với một chiếc ổ HDD. Bởi vậy mà xu hướng phổ biến hiện nay chính là ổ cứng rắn.

Màn hình


Các dòng máy tính trạm di động thường sở hữu màn hình có kích thước từ 15.6 inch cho tới 17.3 inch với độ phân giải từ full HD cho tới 2k, 3k, 4k và trong tương lai là 8K.

Xét về cấu tạo thì hầu hết cấu hình laptop workstation đều được ưa thích với loại màn hình chống lóa có góc nhìn rộng hơn và giúp người dùng có thể dễ dàng thao tác hơn từ nhiều góc nhìn khác nhau. Các loại màn hình này hầu như đều được áp dụng công nghệ mới nhất từ IPS cho tới IGZO hay DreamColor. Bởi vậy mà từ màu sắc cho đến chất lượng hình ảnh đều được thể hiện tốt nhất.

Nên mua laptop workstation của hãng nào?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất laptop workstation. Tuy nhiên, nói về độ ổn định, chất lượng cũng như thương hiệu thì dường như chỉ có 3 ông lớn trong ngành đó là Dell Precision, HP Workstation và Lenovo Thinkpad.

Dell Precision mẫu laptop workstation cực hot của Dell


Dell Precision được đánh giá là dòng laptop workstation có tuổi đời lâu nhất với gần 20 năm. Dù đã trải qua nhiều thay đổi nhưng đây vẫn luôn là dòng laptop xịn sò và gần như trở thành tượng đài khó có thể bị thay thế trên thị trường laptop workstation hiện nay.

Dù cho bạn có sở hữu một chiếc Dell Precision với niên đại sản xuất từ 5 năm trước thì nó vẫn sẽ có thể hoạt động cực kỳ ấn tượng với hiệu suất đảm bảo. Trong thập kỷ thứ 2 của thế kỳ 21, chuỗi sản phẩm của Dell Precision M series đã làm mưa làm gió trên thị trường laptop workstation trong suốt 5 năm liền từ 2010 đến 2015. Từ hàng mới cho đến hàng cũ giá rẻ, chúng vẫn luôn được người dùng săn đón.

Một số cái tên nổi tiếng có thể kể đến như: Dell precision m4600, dell precision m4700, dell precision m6600, dell precision m6700… Đây đều là những dòng laptop workstation có lượt tìm kiếm cao ngất ngưởng trên công cụ google.

Chính sự bền bỉ, mạnh mẽ là yếu tố tạo nên sức hút cho Dell Precision. Và việc chúng có thể sử dụng tốt trong thời gian từ 5-7 năm mà không hề bị lỗi thời hay đào thải đã chứng minh điều đó.

Thiết kế của Dell Precision thường khá đơn giản, năng động và chắc chắn kết hợp với hệ thống tản nhiệt kép. Đây cũng được xem là điểm mạnh của hãng so với các đối thủ có cùng cấu hình và hiệu năng khác.

HP Elitebook Workstation


Có thể nói, HP Elitebook Workstation chính là đối thủ nặng ký của Dell Precision. Khi mà Dell Precision M4600, M4700, M6800… ra mắt thì HP cũng kịp tung ra những mẫu laptop như HP Elitebook 8560W, HP 8570W, HP 8770W…

Điểm mạnh của HP Elitebook Workstation chính là ở thiết kế có phần hầm hố, góc cạnh giúp mang lại sự chắc chắn, tự tin trong từ chi tiết.

Mặc dù chỉ sử dụng một quạt tản nhiệt nhưng so với Dell thì nó lại lớn hơn hẳn. Do hệ thống tản nhiệt của HP gần như tương đương và không hề ảnh hưởng đến việc xử lý của linh kiện do nhiệt độ cao.

So với Dell Precision và Thinkpad thì giá để sở hữu một chiếc laptop workstation HP cũ thưởng rẻ hơn khá nhiều.

Lenovo Thinkpad


Tiền thân của Lenovo Thinkpad chính là thương hiệu nổi tiếng IBM và và nó đã được chuyển giao sang Lenovo. Do có trụ sở đặt tại Trung Quốc nên điều này khiến cho người dùng có không ít cái nhìn không hay về dòng sản phẩm này.

Tuy nhiên đây là một suy nghĩ hoàn toàn không chính xác. Bởi dù là hàng tàu nhưng chất lượng của nó lại đạt tiêu chuẩn Mỹ.

Lenovo Thinkpad sở hữu cấu hình cao không kém gì so với Dell Precision hay Hp Elitebook workstation. Và nó cũng luôn biết cách làm nổi bật mình từ thiết kế cho đến trải nghiệm người dùng.

Ấn tượng rõ nhất của một người dùng đối với chiếc Lenovo Thinkpad có lẽ chính là bàn phím và touchpad. Sở hữu thiết kế bàn phím có độ nhạy cao, ấn êm tay cùng độ sâu vừa phải, Lenovo Thinkpad đã mang đến cho người dùng trải nghiệm gõ tuyệt vời nhất.

Những mẫu sản phẩm tiêu biểu mới nhất hiện nay của Thinkpad Workstation có thể kể ra như: Thinkpad W540, Thinkpad W541 hay Thinkpad P50… Tất cả chúng đều là những chiếc laptop khá hiếm trên thị trường laptop workstation cũ.
Những sản phẩm laptop Workstation tốt nhất trên thị trường hiện nay

HP ZBook 17 G3

HP ZBook 17 G3 là dòng máy trạm mang thương hiệu HP. Thay vì tối ưu hóa kích thước máy, HP ZBook 17 G3 được tập trung vào hiệu suất hoạt động.

Đọc thêm  Cách cài máy in cho máy tính, laptop đơn giản nhất

Xét về thiết kế, HP Zbook 17 G3 có kích thước khá lớn so với nhiều máy tính xách tay khác. Tuy nhiên so với phiên bản tiền nhiệm của mình, Zbook 17 G3 vẫn nhẹ hơn 400 gram và mỏng hơn 0.4 cm. Nhưng nhờ vào các cạnh tròn ở phía dưới mà sản phẩm trông mỏng hơn so với thực tế.

Tất cả bộ phận cơ bản của HP Zbook 17 G3 đều được làm bằng chất liệu hợp kim magie-nhôm. Nhờ vậy mà nó mang lại sự ổn định tuyệt vời. Mặt sau của máy được làm bằng nhựa màu đen giúp giảm bớt trọng lượng máy cũng như đem lại cảm giác xúc giác.

Ngoài ra, bàn phím của máy còn có khả năng chống tràn nước và nó đã đạt kiểm tra tiêu chuẩn quân sự MIL-STD-810 về độ ẩm, nhiệt độ và bụi.

Zbook 17 G3 được trang bị 2 cổng Thunderbolt 3 với đầu nối USB-C thế hệ mới. Bạn hoàn toàn có thể kết nối và điều khiển bốn màn hình riêng biệt bao gồm cả VGA, HDMI. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết nối chuỗi daisy nhờ công nghệ MultiStream giúp tăng số lượng máy kết nối lên sáu.

Hiệu suất hoạt động của máy cũng đạt kết quả cao khi đạt tốc độ 310 MB/s (đọc) và 317 MB/s (ghi). Các file ảnh JPG với dung lượng sấp xỉ 5MB được truyền đi ở mức trung bình là 114 MS/s (đọc) và 99,8 MB/s (ghi).

Các tính năng bảo mật của Zbook 17 G3 rất toàn diện và được người dùng đánh giá cao. Máy được bảo vệ thông qua SmartCard hoặc máy quét vân tay. Ngoài ra, bạn cũng có thể thiết lập một số mật khẩu cho hệ thống.

HP Zbook 17 G3 đáp ứng yêu cầu đầy đủ của một máy trạm cao cấp về hiệu suất làm việc. Mỗi cấu hình máy đều được trang bị một bộ vi xử lý 4 nhân từ Intel, một GPU chuyên nghiệp từ AMD hoặc Nvidia cùng nhiều lựa chọn cho bộ nhớ và thiết bị lưu trữ. Nhờ GPU nhanh mà việc xử lý trò chơi của HP Zbook 17 G3 vô cùng tốt. Khả năng làm việc của hệ thống tản nhiệt cũng được đánh giá cao.

Lenovo ThinkPad P50

Đây là một trong những dòng laptop Workstation tốt nhất vào năm 2017 với bộ vi xử lý Intel Xeon E3-1505M v5 cùng card đồ họa Nvidia Quadro 4GB, RAM 16 GB. Máy sử dụng màn hình cảm ứng 15.6 inch.

Lenovo Thinkpad P50 có thiết kế màu đen, vuông vắn. Mặt trên của máy được bao phủ bởi một lớp sơn nhung đặc trưng dùng cho dòng Thinkpad. Lớp nhung này giúp máy đỡ bám vân tay và bụi bẩn hơn.

Tính năng bảo mật của Thinkpad P50 cũng được người dùng đánh giá cao với việc bố trí bảo mật vân tay thế hệ mới. Thay vì phải quẹt tay, bạn chỉ cần đặt ngón tay lên như trên các smartphone thế hệ mới.

Khả năng cảm biến vân tay của máy khá nhạy và bạn chỉ cần đặt nhẹ lên, máy sẽ tự động mở vào màn hình Desktop. Các CPU của Thinkpad P50 cũng được tích hợp với công nghệ bảo mật Intel vPRO.

Bàn phím của Thinkpad P50 cho độ nhảy tốt, phím chắc chắn và khoảng cách giữa các phím được đánh giá là vừa tay với người sử dụng. Touchpad trên Thinkpad P50 mang đến cho người dùng cảm giác di đơn và đa điểm như các sản phẩm của macbook.

Màn hình trên Thinkpad P50 có nhiều tùy chọn khác nhau như Full HD 1920×1080 hay 4K 3840×2160. Màu sắc máy hiển thị thực tế ở mức tốt và mang lại cảm giác gam màu trung tính cho người nhìn. Loa được bố trí ngay trên bàn phím và kéo dài theo chiều ngang. Âm thanh mà Thinkpad P50 mang lại to, rõ ràng tuy nhiên trong âm thanh khá ít bass.

Razer Blade

Không chỉ là dòng máy tính xách tay phục vụ chơi game tốt nhất, Razer Blade còn là một máy tính để bàn tuyệt vời sử dụng thay thế cho máy trạm di động. Với những người không phải là game thủ nhưng vẫn cần một dòng máy mạnh, hiệu suất hoạt động tốt thì đây chính là lựa chọn phù hợp nhất. Razer Blade sử dụng CPU Intel Core I7-7700HQ, card đồ họa Nvidia GTX 1060, RAM 16GB, màn hình 14 inch Full HD và ổ cứng SSD 256GB.

HP Studio ZBook G3

Cũng là một dòng máy khác của thương hiệu HP, Studio Zbook G3 là một chiếc máy trạm hoàn hảo được trang bị CPU Xeon E3-1505M, card đồ họa Nvidia Quadro M1000M, Ram 32GB, màn hình kích thước 15.6 inch 4K cùng bộ nhớ SSD 512 GB.

HP Studio Zbook G3 có thiết kế vô cùng bắt mắt và sang trọng. Máy chỉ dày 18mm và nặng 2 kg. Phần chiếu nghỉ tay được làm bằng hợp kim nhôm, xung quanh máy được cắt vát kim cương góp phần tăng thêm sự sang trọng cho máy.

HP Studio Zbook G3 sở hữu màn hình có độ phân giải FullHD với tấm nền IPS cao cấp mang lại góc nhìn rộng hơn cho người dùng. Chất lượng hiển thị màu sắc của máy được đánh giá ở mức tốt với độ sáng cao 315 nits và độ tương phản tối đa là 5/5.

HP Zbook Studio G3 sở hữu loa được trang bị công nghệ Bang&Olufsen với chi tiết âm thanh rất tốt. Hành trình phím của máy sâu cùng khoảng cách vừa đủ. Từ thiết kế cho đến chất liệu phím đều cao cấp. Thanh Touchpad được mở rộng hơn mang đến cảm giác di chuột tốt hơn. Bề mặt Touchpad được phủ một lớp kính cao cấp giúp loại bỏ hiện tượng bị rít tay.

Đọc thêm  ĐÁNH GIÁ SURFACE LAPTOP 3

HP Zbook Studio G3 được trang bị tương đối đầy đủ các cổng kết nối. Phía bên phải là jack cắm tai nghe 2 trong 1, 1 USB 3.0, 1 cổng HDMI và 2 cổng USB. Cả cổng USB đều được hỗ trợ công nghệ thunderbolt 3 cho băng thông cực kỳ rộng. Ngoài ra, bên cạnh trái còn có 1 khe thẻ SD rất cần thiết cho người làm đồ họa cùng 2 cổng USB 3.0 và một cổng LAN RJ45.

HP Zbook Studio G3 sử dụng bộ vi xử lý Intel Core I7 6820HQ giúp mang đến hiệu năng ngang ngửa i7 7700HQ Skylake. Máy cũng sử dụng card đồ họa rời Quadro M1000m 2Gb GDDR5; RAM 8GB DDR4, ổ cứng SSD M.2 256GB sử dụng giao thức NVMe tốc độ cực cao.

Tốc độ ghi là 2440 Mb và tốc độ đọc là 1089 Mb. Điều này cho phép máy load dữ liệu trong Adobe Premiere cực nhanh.

Dell Precision 7720

Đây là dòng laptop dành cho người dùng là những đồ họa viên chuyên nghiệp với màn hình có kích thước lớn lên đến 17.3 inch. Máy sở hữu cấu hình khủng CPU Intel Xeon E3 v6, card đồ họa Quadro 16GB giúp xử lý đồ họa thực tế ảo vô cùng mượt mà.

Dell Precision 7720 có trọng lượng 3,44 kg và dày 3.5 cm. Mặc dù thiết kế khác to và nặng nhưng cảm giác khi chạm vào máy lại vô cùng thoải mái. Nắp máy đọc làm từ sợi Carbon và bàn phím mềm mại mang lại trải nghiệm tổng thể tốt hơn.

Dell Precision 7720 được thiết kế với độ bền cao nhằm chống lại những va đập có thể xảy ra khi di chuyển. Máy cũng đạt tiêu chuẩn với đầu đọc thẻ thông minh và mã hóa TPM. Ngoài ra, người dùng cũng có thể lựa chọn phiên bản có đầu đọc dấu vân tay hoặc bộ cảm biến NFC.

Precision 7720 cũng được trang bị đầy đủ cổng kết nối bao gồm: USB 3.0, một cổng Thunderbolt 3, cổng HDMI, một DisplayPort mini và một đầu đọc thẻ thông minh. Phía bên phải của máy cũng được trang bị ba cổng USB 3.0, một lỗ cắm tai nghe, một ổ khóa an toàn và một đầu đọc thẻ SD. Cổng mạng LAN và nguồn được đặt ở cạnh sau của máy.

Màn hình của máy có độ sáng 317 nits với màu sắc rực rỡ và chi tiết sắc nét. Bàn phím máy được thiết kế cực kỳ thuận tiện cho việc nhập liệu cũng như chỉnh sửa văn bản với trải nghiệm sâu tốt hơn. Touchpad có kích thước lớn với 2 bộ chuột trên và dưới đem lại cảm giác chắc chắn và chính xác.

Loa của Precision cũng được đánh giá cao với âm thanh lớn, chất lượng tốt. Bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh âm thanh theo ý mình bằng cách chỉnh cài đặt trong tiện ích âm thanh Waves MaxxAudio Pro của máy.

Máy được trang bị vi xử lý Intel Xeon E3-1535M v6, 8GB RAM, đồ họa Nvidia Quadro P3000 và một SSD PCIe Class 40 256GB. Tất cả đều đáp ứng tốt các nhu cầu tác vụ cơ bản của người dùng. Trong bài kiểm tra hiệu suất tổng thể Geekbench, Precision đạt 11,402 điểm. Dell Precision 7720 là lựa chọn chính xác cho những ai muốn làm đồ họa 3D.

Ngoài ra, thời lượng pin của Precision 7720 cũng được đánh giá cao với thời gian 9h 34 phút nếu thực hiện các tác vụ thông thường.
Các thiết bị tản nhiệt của máy cũng làm việc vô cùng hiệu quả. Nhờ vậy mà nhiệt độ của máy luôn mát mẻ.

Nhưng ai sẽ sử dụng laptop laptop workstation hiệu quả?

Laptop workstation là dòng laptop được thiết kế có cấu hình cao và hiệu năng tuyệt vời. Đó là lý do mà nó phù hợp với những người phải làm các công việc yêu cầu phải xử lý nặng như: lập trình viên, chuyên viên hệ thống, kiến trúc sư, kỹ sư hay người thiết kế, chỉnh sửa video…

Giá của một chiếc laptop workstation mới khá cao. Và nếu như không có đủ kinh phí thì bạn hoàn toàn cũng có thể lựa chọn một chiếc máy cũ. Bởi chúng vẫn có thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của bạn mà giá cả lại rất phải chăng.

Hiện nay, tại macstores.vn có cung cấp đầy đủ các dòng máy laptop workstation chính hãng từ mới đến cũ với mức giá hết sức cạnh tranh trên thị trường. Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về dòng sản phẩm mà bạn quan tâm, hãy truy cập vào website: macstores.vn và tìm đế danh mục sản phẩm. Hoặc bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với tư vấn viên để được giải đáp nhanh nhất.
Để biết thêm thông tin chi tiết về từng sản phẩm. Hãy truy cập vào website của chúng tôi và gặp nhân viên hỗ trợ để được nhận tư vấn tốt nhất.

Thông tin doanh nghiệp Macstores:

MacStore chuyên dòng sản phẩm Macbook, iMac, Mac mini, MacPro và phụ kiện Apple. Kho Macbook mới/cũ chính hãng, giá tốt nhất tại TPHCM
Macstores Shop
Địa chỉ: Số 132, Lê Lai, P. Bến Thành, Quận 1, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0935 023 023
Website: https://macstores.vn/